Bệnh trĩ nội, ngoại nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa trị (khám, cắt, mổ trĩ)

Lượt xem: 9452
Mục lục

    Trĩ nội, trĩ ngoại là những căn bệnh hậu môn trực tràng có tỷ lệ tăng cao trong những năm gần đây. Chính vì vậy chúng ta cần phải hiểu được nguyên nhân của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, cũng như dấu hiệu của nó ra sao. Dựa trên cơ sở đó sẽ đưa ra cách chữa trị bệnh trĩ tốt và hiệu quả nhất. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

    Xem Thêm:

    Bệnh trĩ là gì?

    Từ xưa đến nay bệnh trĩ tuy không gây ra nhiều nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người bệnh. Bệnh trĩ được tạo thành do sự co dãn quá mức tĩnh mạch ở những mô xung quanh hậu môn. Khiến cho những vùng này bị sưng phồng, ngứa ngáy, thậm chí là ứ đọng máu.

    Theo y học bệnh trĩ được chia thành nhiều loại khác nhau. Nhưng trong đó chủ yếu là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

    ✅ Trĩ nội: Xuất hiện bên trên đường lược của hậu môn, nằm ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Bệnh trĩ nội thường không gây đau đớn ở cấp độ nhẹ, nhưng lại gây chảy máu. Ở những diễn biến nặng hơn khi các búi trĩ to lên thì chúng có thể chồi hẳn ra bệnh ngoài, đây được gọi là sa búi trĩ.

    ✅ Trĩ ngoại: Xuất hiện bên dưới đường lược của hậu môn, nằm ở các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Khác với trĩ nội, thì trĩ ngoại lại gây đau, ngứa, chảy máu và sưng to, máu có thể ứ lại ở bên trong các búi trĩ. Trĩ ngoại có thể quan sát được bằng mắt thậm chí có thể cảm nhận được bằng tay.

    Trĩ nội và trĩ ngoại là những căn bệnh cần được chữa trị sớm, nếu muốn điều trị khỏi và hạn chế không tái phát. Người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh trĩ.

    Nguyên nhân của bệnh trĩ

    Theo những chuyên gia phân tích, bệnh trĩ nội và trĩ ngoại có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây.

    ✅ Thứ nhất: Do thói quen sinh hoạt

    Việc ngồi lâu một chỗ, ít di chuyển hoặc vận động mạnh trong thời gian dài, các thói quen nhịn đại tiện, rặn khi đi vệ sinh... Thường sẽ làm cho lượng máu lưu thông đến vùng hậu môn giảm, từ đó hình thành nên bệnh trĩ.

    ✅ Thứ hai: Thói quen ăn uống không khoa học

    Những thói quen ăn uống cũng là nguyên nhân bệnh trĩ được hình thành. Các thói quen như: lười uống nước, sử dụng nhiều đồ dụng đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, thiếu chất xơ, sử dụng nhiều đồ uống có ga, cồn...

    Thứ ba: Mắc phải một số căn bệnh về đường ruột

    Nguyên nhân bệnh trĩ cũng có thể là do người bệnh trước đó đã từng mắc những bệnh về đường ruột như: táo bón, tiêu chảy kéo dài, hội chứng lỵ, viêm đại tràng...Điều này đã gián tiếp làm cho các tĩnh mạch của các thành ruột bị tổn thương và gây nên bệnh trĩ.

    Thứ tư: Các yếu tố khác

    Nguyên nhân bệnh trĩ ngoài những yếu tố chính nêu trên, thì nó còn do nhiều yếu tố khác tác động như: tuổi tác, phụ nữ mang thai hoặc sinh con, hệ tiêu hóa hoạt động kém, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, béo phì...

    Dấu hiệu của bệnh trĩ

    Để người bệnh dễ dàng nhận biết cũng như phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại với nhau. Thì các chuyên gia đã đưa ra những dấu hiệu của bệnh trĩ như sau:

    ✅ Dấu hiệu bệnh trĩ nội

    Đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ nội. Người mắc trĩ nội sẽ gặp phải tình trạng chảy máu trong và sau khi đi đại tiện. Giai đoạn đầu lượng máu còn nhỏ giọt, không gây nhiều khó chịu và đau đớn. Vậy nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua giai đoạn này. Đến khi tiến triển nặng hơn, tình trạng chảy máu khi đi đại tiện nhiều và lượng máu lớn. Lúc này sẽ làm cho người bệnh trĩ nội cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, và thiếu máu trầm trọng.

    Đau rát phần hậu môn: Đây là dấu hiệu của bệnh trĩ nội mà nhiều người gặp phải. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác cồm cộm khó chịu tại vùng hậu môn. Những trường hợp nhẹ sẽ không cảm thấy đau rát nhiều, chỉ khi bệnh trở nặng thì tình trạng này mới cảm nhận được rõ. Bởi sự tĩnh mạch bị tắc xung quanh hậu môn chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau này.

    Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Đây là dấu hiệu bệnh trĩ nội khi ở những giai đoạn bắt đầu trở nặng. Búi trĩ nội sẽ sa hẳn ra bên ngoài vùng hậu môn. Ban đầu búi trĩ nội có thể tự co lên, sau dần phải sử dụng tay búi trĩ mới có thể co lên được và cuối cùng ở những giai đoạn nặng búi trĩ nội sẽ không thể co lên và sa hẳn ra ngoài.

    ✅ Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

    Đối với trĩ ngoại thì dấu hiệu của nó gần như khá giống với trĩ nội. Nó được phân biệt với nhau ở những dấu hiệu sau.

    Những nếp gấp ở vùng hậu môn sưng to: Là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ ngoại. Hiện tượng này được gây ra bởi các dịch bẩn của phần hậu môn khi đi đại tiện.

    Nứt kẽ hậu môn: Đây cũng là một trong nhiều dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại đó là tình trạng nứt kẽ hậu môn. Bởi các cục máy động xuất hiện ở vùng hậu môn trở nên sưng to.

    Búi trĩ ngoại sa ra ngoài: Cũng giống với trị nội, trĩ ngoại càng để lâu thì các búi trĩ càng to ra và có dấu hiệu sa ra hẳn ngoài. Điều này đã khiến cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.

    Cách chữa trị bệnh trĩ 

    Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học hiện đại mà các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngày càng tiên tiến và hiện đại. Tuy vậy bác sĩ vẫn phải căn cứ vào tình hình hiện tại của bệnh nhân, sau đó sẽ đưa ra  những phác đồ điều trị hợp lý nhất. Nhưng chủ yếu vẫn là bao gồm những phương pháp sau.

    ✅ Điều trị nội khoa

    Phương pháp nội khoa hay còn gọi là sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ được xem là cách chữa bệnh trĩ dành cho những bệnh nhân mắc trĩ giai đoạn đầu, hay còn gọi là cách trị bệnh trĩ nhẹ. Việc sử dụng các loại thuốc này đem đến sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn cho người bệnh. Các loại thuốc chữa bệnh trĩ bao gồm những loại sau.

    Thuốc uống: Đây là cách chữa trị bệnh trĩ mà người bệnh nghĩ đến đầu tiên. Các loại thuốc uống này chủ yếu ở dạng nước hoặc dạng viên. Có tác dụng kháng viêm, giảm đau và giúp cho búi trĩ co lên. Tuy nhiên, để có thể sử dụng được những loại thuốc này một cách an toàn, người bệnh cần được thăm khám và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, tránh dị ứng với thành phần của thuốc.

    Thuốc đặt: Là một loại thuốc điều trị bệnh trĩ được sử dụng khá phổ biến. Các loại thuốc đặt vào hậu môn của người bệnh trĩ có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng tấy, giảm đau và kháng khuẩn.

    Thuốc bôi: Những dạng thuốc này có chi phí khá thấp, mua dễ dàng trên thị trường, tiết kiệm được thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Thuốc bôi bệnh trĩ được sử dụng dễ dàng có công dụng làm mát búi trĩ, giảm đau, kháng viêm và co búi trĩ.

    Điều trị ngoại khoa

    Cách chữa bệnh trĩ bằng các thủ thuật ngoại khoa là một trong những phương pháp tối ưu nhất. Giúp cho người bệnh mau chóng thoát khỏi bệnh trĩ ở mức độ nặng. Mổ trĩ được các bác sĩ đánh giá cao trong điều trị. Hiện nay, ngoài phương pháp cắt trĩ truyền thống, thì y học còn áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến và hiện đại khác cụ thể như:

    • Cắt trĩ hiệu quả bằng phương pháp PPH: Đây được xem là hiệu quả khi sử dụng máy kẹp PPH để thắt và cắt bỏ vòng đai niêm mạc trực tràng, loại bỏ thành công búi trĩ. Tiếp đó điều trị đường ống hậu môn được tái tạo như ban đầu. Ưu điểm lớn của phương pháp này là vùng xâm lấn giới hạn, không để lại sẹo, mức độ lành bệnh nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chữa bệnh. Cách chữa bệnh trĩ này rất thích hợp cho những bệnh nhân mắc trĩ ở cấp độ 3 và độ 4.

    • Cắt trĩ bằng laser: Đây là cách trị trĩ hiệu quả mà nhiều người rất hay lựa chọn. Việc sử dụng những tia laser tác động vào búi trĩ làm cho búi trĩ tiêu biến được xem là công nghệ tiên tiến hiện nay. Ưu điểm lớn của phương pháp này là ít chảy máu, không gây nhiều đau đớn, khả năng phục hồi nhanh.

    • Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT: Bằng việc sử dụng sóng điện cao tần và nhiệt nội sinh, sau đó xâm lấn tối thiểu trực tiếp vào vị trí các búi trĩ, với nhiệm vụ làm đông và thắt nút mạch máu với nhau. Đây là một bước đột phá có ưu điểm là không gây ra tổn thương với các vị trí xung quanh, giảm tối đa khả năng tái phát, thực hiện nhanh và hiệu quả cao.

    Điều trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc dân gian

    Song song với việc điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Thì rất nhiều người cũng lựa chọn phương pháp dân gian. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ áp dụng với những giai đoạn bệnh nhẹ, và chưa xảy ra biến chứng nguy hiểm. Các bài thuốc này cụ thể như:

    • Rau diếp cá: Có tác dụng kháng viêm và co búi trĩ, người bệnh có thể sử dụng giã lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp.

    • Lá trầu không: Được biết đến với công dụng làm đẹp, lá trầu không còn được sử dụng để xông khi mắc bệnh trĩ rất hiệu quả.

    • Lá thiên lý: Loại lá này có thể sử dụng bằng cách nghiền nát, chắt lấy nước cốt và bôi trực tiếp lên búi trĩ.

    ...

    Do các phương pháp dân gian này chưa được kiểm chứng bởi khoa học. Đôi khi còn khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ khi điều trị bệnh trĩ. Cho nên người bệnh nên cân nhắc và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

    Những lưu ý khi mắc bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

    Để quá trình chữa trị bệnh trĩ được thành công, người mắc trĩ nên lưu ý những điều sau đây.

    • Tạo các thói quen sinh hoạt lành mạnh: thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, tránh các căng thẳng, không nên thức khuya, dậy muộn.

    • Người mắc bệnh trĩ nên chú ý ăn uống như: bổ sung nhiều nước, rau xanh và các loại quả, tránh xa các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm cay nóng...

    • Từ bỏ các thói quen xấu như: rặn khi đi đại tiện, ngồi lâu, ít vận động.

    • Luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.

    • Tái khám và thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ.

    Từ những kiến thức về bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại được chia sẻ ở trên, đã cho chúng ta hiểu hơn về căn bệnh này. Nếu bản thân bạn đang xuất hiện những dấu hiệu bệnh trĩ giống như ở trên. Thì hãy mau đến các địa chỉ y tế để thăm khám và điều trị sớm, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

    ✅ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - 0327563020

    Địa Chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

    Đánh giá: 
    Bệnh trĩ nội, ngoại nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa trị (khám, cắt, mổ trĩ)
    Điểm trung bình:  8.5 /  10 (  221 lượt đánh giá )
    Chia sẻ: 

    Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

    • Đi cầu ra máu là bệnh gì Đi cầu ra máu là bệnh gì
      Đi cầu ra máu là bệnh gì, nguyên nhân đi cầu ra máu do đâu là nỗi lo lắng của rất nhiều người nếu gặp phải hiện tượng này. Nhiều trường hợp do bị táo bón, phải gắng sức rặn khiến cho niê...
      Xem chi tiết
    • Đi ngoài ra máu là bệnh gì Đi ngoài ra máu là bệnh gì
      Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Cách chữa đi ngoài ra máu ra sao? Rất nhiều câu hỏi liên quan đến tình trạng đi ngoài ra máu được gửi về cho bác sĩ chuyên khoa Hậu môn...
      Xem chi tiết
    • Chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền? Chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền?
      Hiện nay có rất nhiều câu hỏi được gửi về phòng khám như cắt trĩ hết bao nhiêu tiền, Chi phí chữa bệnh trĩ, chi phí cắt trĩ hay mổ trĩ hết bao nhiêu tiền, đây có vẻ là một chủ đề được r
      Xem chi tiết
    • 4 Địa chỉ phòng khám trĩ uy tín tại hà nội hiện nay 4 Địa chỉ phòng khám trĩ uy tín tại hà nội hiện nay
      Khám trĩ, mổ trĩ và cắt trĩ là những cách chữa bệnh trĩ của nhiều phòng khám trĩ, bệnh viện trĩ ở hà nội hiện nay, nhưng rất nhiều người đi khám trĩ và chữa bệnh trĩ đó lại đang gặp phải ...
      Xem chi tiết
    
    -->