Xét nghiệm giang mai như thế nào? Chuẩn đoán sau bao lâu có kết quả chính xác

Lượt xem: 6236

Xét nghiệm giang mai như thế nào? Thời gian xét nghiệm giang mai sau bao lâu có kết quả? Đây là 2 trong số rất nhiều câu hỏi mà những người đang có ý định xét nghiệm bệnh đặc biệt quan tâm hiện nay. Theo các chuyên gia, giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm với mức độ lây lan nhanh chóng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, xoắn khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào máu, xương khớp, tim, não...gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, chủ động xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường là cách mỗi người tự bảo vệ sức khỏe bản thân.

Hỏi: “Thưa bác sĩ, chồng tôi thời gian gần đây nổi nhiều vết ban màu hồng ở bộ phận sinh dục, khóe mắt và miệng, một số chỗ còn bị loét ra, có mảng sần với kích thước to nhỏ khác nhau. Ban đầu tôi cứ nghĩ là bị dị ứng nên có mua thuốc cho anh dùng nhưng sau một thời gian vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Xem trên mạng thấy các biểu hiện của chồng tôi rất giống với bệnh lậu. Tôi có hỏi anh có từng quan hệ tình dục với gái mại dâm chưa thì anh không trả lời, bảo đi xét khám anh cũng không chịu đi. Bản thân tôi rất lo lắng nên quyết định cuối tuần này sẽ tự đi xét nghiệm bệnh giang mai một mình. Bác sĩ cho tôi hỏi các phương pháp xét nghiệm giang mai hiện nay, xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác? Cảm ơn bác sĩ!”. (Trúc Phương, 34 tuổi - Tây Hồ, Hà Nội).

Trả lời: Chị Trúc Phương thân mến, chúng tôi rất hiểu tâm trạng lo lắng của chị lúc này. Tuy nhiên, theo những gì mà chị mô tả thì chưa thể kết luận chồng chị có bị giang mai hay không. Vì vậy, để chắc chắn, chị nên thuyết phục chồng chị chia sẻ các vấn đề của bản thân và đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm. Với sự phát triển của y học hiện nay, việc xét nghiệm chẩn đoán giang mai đã trở nên đơn giản và có độ chính xác cao hơn rất nhiều. Để giải đáp rõ hơn về vấn đề này, mời chị và bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Xét nghiệm giang mai khi nào?

Nhiều người hoang mang, lo lắng không biết bao lâu thì xét nghiệm giang mai. Theo các chuyên gia, nếu bạn có các biểu hiện bất thường của bệnh giang mai như:

  • Xuất hiện những nốt ban màu hồng, vết loét nhỏ ở bộ phận sinh dục, lưỡi, môi...Vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục, không đau, không có mủ. Sau khi tồn tại khoảng 6 tuần, các vết loét này sẽ biến mất nên nhiều người thường không nghi ngờ bệnh, bỏ qua thời điểm điều trị bệnh hiệu quả này.

  • Sau một thời gian, các nốt ban giang mai lại xuất hiện trở lại, rải rác ở thân mình với nhiều dạng khác nhau như sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm có viền vảy xung quanh dạng vảy nến, trứng cá hoặc sần hoạt tử...Đi cùng với đó là triệu chứng nóng sốt, nổi hạch.

  • Một số người bệnh còn gặp phải các nốt sần phì đại ở hậu môn và bộ phận sinh dục, bị viêm hạch lan tỏa, rụng tóc...

Nếu bạn nhận thấy bản thân có các triệu chứng kể trên thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm kịp thời, sớm phát hiện bệnh và điều trị một cách hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các phương pháp xét nghiệm giang mai hiện nay

Xét nghiệm giang mai là phương pháp sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại để phân tích, tìm kiếm sự hiện diện của xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể người xét nghiệm. Điều này nhằm giúp bạn có thể biết được bản thân có mắc bệnh hay không, từ đó sớm có phương án phòng tránh và điều trị kịp thời, nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai khác nhau. Tùy vào mức độ mắc bệnh mà các bác sĩ nghi ngờ, nhu cầu, điều kiện của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án kiểm tra phù hợp. Cụ thể:

1. Xét nghiệm giang mai bằng kính hiển vi trường tối

Đây là phương pháp xét nghiệm được thực hiện tương đối đơn giản, cho kết quả nhanh với chi phí khá thấp. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ở giai đoạn đầu mới được chỉ định áp dụng kỹ thuật này.

Theo đó, với những trường hợp mới bắt đầu mắc bệnh, xoắn khuẩn mới chỉ gây ra những vết loét trên da. Lúc này chúng mới chỉ ở vùng da bên ngoài, chưa xâm nhập sâu vào bên trong máu và các bộ phận khác trong cơ thể. Vì vậy nên các bác sĩ sẽ tiến hành lấy trực tiếp mẫu bệnh phẩm ở các vết loét trên da, dịch âm đạo (ở nữ) hoặc dịch niệu đạo (ở nam).

Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm, bác sĩ sẽ tiến hành đặt dưới kính hiển vi trường tối để quan sát, tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn. Điều này cho thấy rằng kết quả xét nghiệm giang mai bằng kính hiển vi có độ chính xác không cao, phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của các y bác sĩ. Vì vậy, hiện phương pháp không còn được các chuyên gia khuyến khích lựa chọn.

2. Xét nghiệm giang mai bằng phương pháp phản ứng sàng lọc RPR

Nhiều người thường thắc mắc rằng xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giang mai không? Các chuyên gia nhận định là có, nếu nghi ngờ các xoắn khuẩn giang mai đã tồn tại trong cơ thể người được một thời gian dài, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện các kháng thể giang mai. Phương pháp này có tên viết tắt RPR tức là phản ứng huyết tương nhanh.

Các bác sĩ dựa trên nguyên lý sản sinh kháng thể của cơ thể để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR. Theo đó, khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra các kháng thể đặc biệt để chống lại tác nhân này. Do đó, nếu tìm thấy kháng thể trong cơ thể đồng nghĩa với việc bạn đang mắc bệnh giang mai.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai RPR, bác sĩ sẽ lấy 2ml máu ở tĩnh mạch của bệnh nhân để đưa vào phòng xét nghiệm để máy móc phân tích. Khoảng sau 2 giờ, bác sĩ sẽ có kết quả kiểm tra và thông báo với bệnh nhân việc bạn có dương tính với xoắn khuẩn giang mai hay không.

Xét nghiệm giang mai khi nào? Lưu ý phương pháp này chỉ được áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn 2. Đây là thời điểm xoắn khuẩn bắt đầu xâm nhập vào máu nên kết quả kiểm tra huyết thanh sẽ cho độ chính xác cao. Nếu thực hiện quá sớm, khi xoắn khuẩn đang còn nằm ở bên ngoài da thì kết quả xét nghiệm thường là âm tính giả.

3. Xét nghiệm bệnh giang mai bằng TPHA

Cũng có nhiều điểm tương đồng như xét nghiệm RPR, xét nghiệm TPHA cũng là xét nghiệm máu giang mai. Đây là phương pháp kiểm tra có độ chính xác cao trong thời gian ngắn nên hiện rất được các chuyên gia ưu tiên lựa chọn.

Nguyên lý thực hiện của phương pháp này là dựa trên phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động nhằm nhanh chóng tìm ra kháng thể giang mai trong huyết tương hoặc dịch não tủy của người được kiểm tra. Có 2 dạng xét nghiệm trong TPHA là xét nghiệm TPHA định tính và TPHA định lượng với những mục đích như sau:

  • Xét nghiệm TPHA định tính

Là dạng xét nghiệm nhằm tìm ra xoắn khuẩn giang mai trong huyết thanh. Mục đích của xét nghiệm này chỉ nhằm cho biết bệnh nhân có mắc bệnh hay không, hoàn toàn không thể biết được bệnh đã ở cấp độ nào, xoắn khuẩn phát triển ra sao. Vì vậy, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm TPHA định lượng để nắm bắt rõ hơn tình hình bệnh.

  • Xét nghiệm TPHA định lượng

Xét nghiệm TPHA định lượng là xét nghiệm giang mai dựa trên nguyên lý ngưng kết hồng cầu gián tiếp. Không chỉ cho biết bản thân bệnh nhân có bị giang mai hay không mà còn có thể định lượng được hiệu giá kháng thể giang mai trong máu. Vì vậy, các bác sĩ sẽ biết được bạn đang mắc bệnh ở giai đoạn nào, từ đó có phương án điều trị phù hợp nhất.

So với các phương pháp xét nghiệm giang mai như RPR hay xét nghiệm kính hiển vi trường tối, xét nghiệm TPHA cho độ chính xác cao hơn rất nhiều vì các bước thực hiện phức tạp, đồi hỏi hệ thống máy móc hiện đại, năng lực người thực hiện. Vì thế, chi phí để tiến hành thực hiện phương pháp kiểm tra này cũng cao hơn. Để hoàn toàn chủ động trong mọi tình huống, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm.

4. Xét nghiệm giang mai VDRL

Xét nghiệm giang mai VDRL là xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu với mục đích sàng lọc một người xem có nguy cơ mắc bệnh giang mai hay không. Theo đó, khi bị nhiễm xoắn khuẩn, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại độc tố. Mục đích của VDRL là tìm ra kháng thể Reagin và kháng thể IgG/IgM cũng một số loại kháng thể không đặc hiệu khác nhằm chẩn đoán bệnh.

Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện nhanh chóng, chi phí thấp và thường được ưu tiên áp dụng cho những trường hợp sàng lọc cộng đồng số lượng lớn. Ngoài ra, còn được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện tái nhiễm nếu có. Tuy nhiên, nhược điểm là xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu nên độ đặc hiệu thấp, khả năng xuất hiện dương tính giả hoặc âm tính giả là rất cao.

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu có kết quả?

Bên cạnh những lo lắng về việc bao lâu thì xét nghiệm giang mai, xét nghiệm giang mai như thế nào thì thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm cũng là thắc mắc rất được quan tâm. Đặc biệt, với những người có công việc bận rộn, có con nhỏ thì vấn đề này lại càng cấp thiết.

Theo các chuyên gia, xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp thực hiện, tình trạng bệnh, chất lượng cơ sở y tế...Vì vậy, ở mỗi người thời gian thực hiện sẽ khác nhau nên không thể đưa ra  con số chính xác. Cụ thể:

1. Tình trạng bệnh

Thời gian ủ bệnh của giang mai thường là từ 3 - 4 tuần. Tuy nhiên, ở một số người có sức đề kháng tốt, có thể phải mất tới 3 tháng phát triển trong cơ thể, xoắn khuẩn giang mai mới bắt đầu phát bệnh ra bên ngoài. Các chuyên gia cho biết, nếu xét nghiệm giang mai trong thời gian ủ bệnh, kết quả sẽ không có độ chính xác cao.

Đặc biệt, lúc này xoắn khuẩn chưa xâm nhập vào máu nên các phương pháp xét nghiệm máu phát hiện bệnh giang mai thường cho kết quả âm tính giả. Do đó, để đảm bảo kết quả, bác sĩ cần cân nhắc nhiều kỹ thuật kiểm tra, tiến hành thực hiện kỹ lưỡng nên việc thời gian xét nghiệm giang mai lúc này sẽ lâu hơn những người đã có biểu hiện bệnh rõ ràng ra bên ngoài.

2. Phương pháp xét nghiệm

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác? Các chuyên gia cho biết, phương pháp xét nghiệm là yếu tố quyết định đến phần lớn thời gian chờ đợi kết quả. Với phương pháp xét nghiệm kính hiển vi trường tối, thời gian thực hiện chỉ trong khoảng 30 phút kể từ khi người bệnh được lấy mẫu bệnh phẩm. Thế nhưng, xét nghiệm này lại có độ chính xác không cao, phụ thuộc phần lớn vào tay nghê

Tuy nhiên, xét nghiệm RPR, TPHA, VDRL...là những xét nghiệm kỹ thuật cao, đòi hỏi máy móc hiện đại nên thời gian thực hiện sẽ lâu hơn, thường trong khoảng từ 1 - 2 tiếng. Đổi lại, kết quả xét nghiệm sẽ có độ chính xác cao, giúp người bệnh chủ động phòng tránh hoặc điều trị bệnh một cách hiệu quả.

3. Cơ sở y tế thực hiện

Cơ sở y tế là yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến việc xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả. Nếu bạn lựa chọn một cơ sở y tế hiện đại, sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị máy móc hiện đại thì thời gian xét nghiệm sẽ nhanh hơn, độ chính xác và an toàn cũng đảm bảo hơn.

Ngược lại, nếu bạn lựa chọn những cơ sở không uy tín, đội ngũ y bác sĩ yếu kém về năng lực, chuyên môn, thiết bị máy móc lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu hiện nay thì tất nhiên thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm sẽ lâu hơn rất nhiều. Đặc biệt, khả năng chẩn đoán bệnh sai là rất lớn, dẫn đến những hậu quả đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân.

Tại Hà Nội, bạn có thể lựa chọn xét nghiệm giang mai tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Đây là cơ sở y tế với chuyên khoa thăm khám và điều trị các bệnh xã hội đã hoạt động tại thủ đô đã nhiều năm nay. Sở hữu nguồn nhân lực cao, hầu hết là những bác sĩ từng đảm nhận và giữ vị trí quan trọng tại các bệnh viện lớn. Cùng với đó, dàn máy siêu âm, xét nghiệm là những trang thiết bị được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển sẽ mang đến kết quả xét nghiệm nhanh chóng với độ chính xác và an toàn cao.

Đặc biệt, tới xét nghiệm giang mai tại phòng khám, bệnh nhân được kiểm tra một cách kín đáo, thoải mái chia sẻ những vấn đề sức khỏe với bác sĩ mà không lo sợ người khác phát hiện. Quy trình thủ tục đăng ký khám chữa bệnh tại đây nhanh chóng, bệnh nhân không phải chen lấn, xếp hàng chờ đợi như tại các bệnh viện công lập nên sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Hiện nay, phòng khám đang áp dụng tất cả các phương pháp xét nghiệm giang mai kể trên cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả. Mọi chi phí đều được công khai rõ ràng với mức giá bình dân, phù hợp với điều kiện kinh tế của hầu hết người bệnh. Vì vậy, nếu có ý định xét nghiệm giang mai, bạn có thể hoàn toàn an tâm, tin tưởng về kết quả và chi phí khi tới phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Liên hệ đặt lịch khám trước qua số điện thoại:... để nhận được ưu đãi.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của các chuyên gia xoay quanh thắc mắc xét nghiệm giang mai như thế nào, thời gian xét nghiệm bao lâu. Hy vọng, đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn đọc có thể phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh được tốt nhất.

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?